Phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Thứ sáu - 07/02/2020 03:36
Bệnh tả lợn lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya vào năm 1921, sau đó lây lan nhanh chóng trở thành dịch ở nhiều nước châu Phi. Từ cuối năm 2017 đến nay có 12 quốc gia ghi nhận bùng phát dịch tả lợn châu Phi trong đó có Việt Nam.
Bệnh Dịch tả lợn Châu phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã), bệnh xảy ra ở mọi lứa, mọi loại lợn và gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Vi rút gây ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, và có thể trở thành vật chủ mang vi rút suốt đời; do vậy, khó có thể loại trừ được bệnh nếu để bệnh xảy ra.
Tả lợn Châu Phi không gây bệnh trên người nhưng lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.
Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy, giải pháp phòng bệnh là chính: Phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ, chưa lây lan; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển lợn và thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Người chăn nuôi, người tiêu dùng không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch và thực hiện ăn chín uống sôi để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình.

Nguồn tin: Đỗ Thị Kim Hoan - Trung tâm Y tế huyện Phú Xuyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây