1.1 Thể phong hàn: Hay gặp ở bệnh dị ứng nổi ban do lạnh, do nước lạnh.
Triệu chứng: Da hơi đỏ, hoặc sắc trắng, gặp lạnh hay phát bệnh, trời nóng bệnh giảm, rêu lưỡi trắng.
Pháp điều trị: Phát tán phong hàn điều hòa cơ thể.
Bài thuốc 1:
Kinh giới 12g
Tía tô lá 10g
Hoắc hương 6g
Bài thuốc 2:
Hoa kinh giới 15g Ké đầu ngựa 20g
Hoàng bá 10g Khổ sâm 15g
Lá ngổ trâu 20g
- Lấy vải mềm cũ sao nóng lên xoa vào những nơi bị nổi mẩn xoa xong nằm đắp chăn ủ ấm là khỏi. Hoặc lấy lá bạc sau đốt cháy chùm chăn xông khói (xông mặt trước rồi đến người, đứng xông bỏ hết quần áo).
Chú ý: Kiêng ăn các thức ăn uống để tủ lạnh, cam, chanh, bột sắn dây; Nên ăn uống đỗ đen sao cháy gần thành than, đun uống thay nước.
1.2 Thể phong nhiệt
Triệu chứng: Da đỏ, các nốt ban đỏ, nóng rát miệng, khát phiền táo, gặp gió, khí hậu, hoàn cảnh nóng thể bệnh phát ra, hoặc nặng thêm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng mạch trắng khô.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc
Bài thuốc 1:
Bạc sau 40g Râu ngô 6g
Cỏ gianh 12g Kim ngân 12g
Bông mã đề 12g Sài đất 12g
- Thuốc bôi ngoài da: Bột sắn dây pha với nước đun sôi để nguội (hơi đặc) bôi ngoài da.
- Dùng nước sắc lá Dướng rửa nơi có mày đay
- Tắm: Mướp đắng hoặc lá chè tươi đun sôi để nguội tắm.
Chú ý:
Không nên ăn cua, tôm, cá rô, thịt gà, thịt bò, thịt chó, thịt dê, măng, rượu bia; Nên ăn chè đỗ đen, rau xanh, củ cải, bí xanh, giá đỗ, hoa thiên lý, đậu phụ; Uống bột sắn dây, nước dâu.
Cách sử dụng thuốc sắc uống cho cả 2 thể
Ngày dùng một thang, lần đầu đổ 4 bát nước ăn cơm, sắc lấy nửa bát, uống sau khi ăn khoảng 1-2 giờ. Lần 2 đổ 3 bát nước sắc như lần đầu. Liều lượng trẻ em bằng 1/2 người lớn