Phòng chống bệnh Dại

Thứ sáu - 25/09/2020 07:11
Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ” gây hại cho sức khỏe của người nuôi. Hàng năm tại Việt Nam có nhiều trường hợp tử vong vì bệnh Dại do bị chó dại, mèo dại cắn.
​​​​​
  1. Bệnh Dại là gì?
Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dại gây nên. Súc vật dại cắn người thường là chó, mèo... Bệnh rất nguy hiểm vì khi đã lên cơn Dại thì 100% bệnh nhân tử vong.
  1. Đường lây truyền: 
Vi rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của động vật bị dại khi cắn hoặc cào trầy
xước trên cơ thể người, bệnh Dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước hoặc lớp niêm mạc miệng và mũi của người.
  1. Biểu hiện của bệnh Dại:
Người bị con vật nhiễm vi rút dại cắn sẽ ủ bệnh trung bình 20 - 90 ngày và cũng có thể kéo dài đến 1 năm, thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn, tình trạng vết thương và loại súc vật cắn. 
Người mắc bệnh Dại có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
  • Đau hoặc ngứa ở vết cắn
  • Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày
  • Sợ nước
  • Sợ tiếng ồn, ánh sáng hoặc gió
  • Sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra
  • Tức giận, bứt dứt và trầm cảm
  • Tăng động
  • Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng. 
  1. Các biện pháp phòng chống bệnh Dại:
  • Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
  • Không thả rông chó, mèo. Chó ra đường phải được đeo rọ mõm và có người dẫn.
  • Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
  • Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
+ Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng trong thời gian 10-15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch (đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm nhiều nguy cơ mắc bệnh Dại).
+ Sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 70%, cồn iod (I ốt) hoặc Povidone (Pô-vi-đôn) nếu có.
+ Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
+ Đến ngay Trung tâm Y tế huyện để được khám, tư vấn và tiêm phòng văc xin Dại càng sớm càng tốt. 
+ Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.
+ Đối với chó, mèo cắn người cần được nhốt theo dõi trong vòng ít nhất là 10 ngày để theo dõi tình trạng của con vật.
          + Trường hợp người có nguy cơ cao với vi rút Dại như: người làm nghề giết mổ chó, người đi đến khu vực có lưu hành bệnh Dại cần đến cơ sở y tế (trung tâm Y tế) để khám, tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng phòng bệnh Dại. 
 

Nguồn tin: Phạm Thị Anh - Trung tâm Y tế huyện Phú Xuyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây