* Hà Nội tập trung phòng, chống dịch sởi lây lan
Hiện nay, thành phố Hà Nội và nhiều địa phương khác trên cả nước đang ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc sởi. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (CDC Hà Nội) nhận định, sẽ tiếp tục ghi nhận những ca bệnh trong tháng cuối năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025, nên người dân phải chủ động biện pháp phòng tránh.
Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 22 đến 28/11), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi. Trong đó, 23 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi, 2 trường hợp đã tiêm vaccine phòng sởi, không có ca tử vong.
Cộng dồn năm 2024, toàn thành phố ghi nhận 140 trường hợp mắc tại 26 quận, huyện, không có ca tử vong. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, có 43 trường hợp dưới 9 tháng (30,7%), 21 trường hợp 9-11 tháng (15%), 23 trường hợp 12-24 tháng (16,4%), 19 trường hợp 25-60 tháng (13,6%), 34 trường hợp trên 60 tháng (24,3%).
CDC Hà Nội nhận định, bệnh sởi số mắc đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hồng Nhân, Trưởng Khoa Nhi Tiêu hóa-Dinh dưỡng-Lây, Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn, cho biết: “Từ đầu tháng 10 đến nay, bệnh viện tiếp nhận 67 bệnh nhi bị mắc sởi kèm biến chứng viêm phổi điều trị nội trú. Trong đó, đã có những bệnh nhân bị biến chứng suy hô hấp cần thở oxy, một ca bị viêm cơ tim”.
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 90%). Tuy nhiên, bệnh sởi có thể gặp ở người lớn có yếu tố nguy cơ như người chưa được tiêm vaccine phòng sởi; người suy giảm miễn dịch sởi theo thời gian; người có bệnh nền… Tương tự như trẻ em, bệnh sởi ở người lớn chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với các vấn đề vệ sinh và chế độ dinh dưỡng.
Hiện tại, bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng mùa đông lạnh giá và giai đoạn chuyển mùa sang xuân là thời điểm lý tưởng để virus sởi lây lan mạnh mẽ. Khi mắc sởi, trẻ thường có các triệu chứng như: Trẻ sốt cao, mệt li bì 5-7 ngày, ho, chảy nước mũi, rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt, trẻ nhỏ mắc sởi dễ trở nặng do có hệ miễn dịch kém nên virus sởi dễ dàng nhân lên và tấn công các cơ quan. Bên cạnh đó, virus sởi cũng gây suy giảm 20-70% lượng kháng thể chống lại mầm bệnh khác.
Do đó, trẻ mắc sởi dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác như: Lao, bạch hầu, ho gà, phế cầu, tụ cầu… gây biến chứng nặng nề hơn. Trong các biến chứng thì viêm phổi nặng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất khi mắc sởi. Ngoài ra, trẻ mắc sởi còn có thể gặp biến chứng như viêm não, viêm cơ tim...
Các bác sĩ lưu ý, người dân cần chủ động tiêm vaccine sởi cho cả người lớn và trẻ em. Đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu hiện nay. Đặc biệt, phụ nữ đang có kế hoạch sinh con nên tiêm phòng vaccine sởi trước 3 tháng. Khi bị bệnh sởi, người dân không nên tự ý mua thuốc điều trị vì nếu không đúng cách có thể làm bệnh trở nặng và dễ bị nhiều biến chứng.
Từ ngày 14/10, CDC Hà Nội phối hợp các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi.
Kết quả, tính đến ngày 15/11, đã tiêm được 57.903 đối tượng, đạt tỷ lệ 95-96% tổng số đối tượng thuộc diện tiêm chiến dịch.
CDC Hà Nội cũng phối hợp các trung tâm y tế tổ chức khoanh vùng, điều tra, xử lý các khu vực ghi nhận ca bệnh, ổ dịch sởi; Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.
Riêng trong các bệnh viện, để phòng chống lây lan bệnh sởi, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện nghiêm túc thực hiện việc khám sàng lọc, phân luồng, cách ly những trường hợp nghi ngờ nhiễm sởi ngay tại khoa khám bệnh.
Ngoài ra, các bệnh viện phải bố trí bàn khám riêng đối với trường hợp nghi ngờ mắc sởi nhằm hạn chế lây nhiễm chéo. Trường hợp người bệnh mắc sởi bắt buộc điều trị tại khoa truyền nhiễm hay khoa lâm sàng khác, bệnh viện phải bố trí khu vực cách ly điều trị riêng, tuân thủ quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Báo Nhân dân
https://nhandan.vn/ha-noi-tap-trung-phong-chong-dich-soi-lay-lan-post848720.html
https://laodongthudo.vn/ha-noi-chu-dong-cac-bien-phap-phong-chong-benh-soi-181422.html
* Hà Nội, tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ đạt 82,52%
9 tháng năm 2024, thành phố Hà Nội triển khai, duy trì 100 mô hình chăm sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng và 80 câu lạc bộ tự chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại 30 quận, huyện, thị xã. Nhiều mô hình đã đạt kết quả tích cực, đã và đang được nhân rộng trên địa bàn Thành phố. Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ đạt 82,52% (tăng 25,07% so với cùng kỳ).
Chi cục Dân số Hà Nội và Trung tâm Y tế các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã đẩy mạnh các đợt chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Điều này cho thấy sự quan tâm của các cấp, các ngành, địa phương trong toàn Thành phố đến sức khỏe người cao tuổi, qua đó, giúp họ được tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực hiện Kế hoạch số 796/KH-SYT ngày 23/2/2024 của Sở Y tế về triển khai thực hiện “Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, Chi cục Dân số xây dựng Kế hoạch số 118 về triển khai thực hiện “Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025”, năm 2024 Đề án được triển khai thực hiện tại 30 quận, huyện, thị xã.
Chi cục Dân số triển khai Hướng dẫn số 90/HD-CCDS về triển khai, duy trì mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng và chiến dịch truyền thông, khám sức khỏe người cao tuổi năm 2024.
Các quận, huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi năm 2024 và thực hiện các hoạt động theo đúng tiến độ trên địa bàn.
Chi cục Dân số phối hợp với Bệnh viện Lão khoa Trung ương tổ chức đào tạo kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho 7 bác sĩ và 9 điều dưỡng tại các đơn vị y tế; phối hợp với huyện Quốc Oai tổ chức tiếp đoàn cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA về dự án hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi ứng phó với già hoá dân số.
Nhằm ghi nhận sự đóng góp của người cao tuổi trong vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10) và Tháng hành động vì người cao tuổi, Chi cục Dân số phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm tổ chức hoạt động biểu dương người cao tuổi.
Bên cạnh đó, Chi cục Dân số phối hợp cùng Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tổ chức tập huấn kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng, vận động cho người cao tuổi; tập huấn hướng dẫn sử dụng ứng dụng “S-Health” về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho hội viên hội người cao tuổi và người cao tuổi tại cộng đồng.
Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế xã, phường,thị trấn, bao gồm: tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và các kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe tại nhà; khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế và tại nơi cư trú; hướng dẫn các cộng tác viên xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cụ thể cho từng người cao tuổi.
https://laodongthudo.vn/ha-noi-ty-le-nguoi-cao-tuoi-duoc-kham-suc-khoe-dinh-ky-dat-8252-181563.html
* Hà Nội yêu cầu không được đầu cơ, tăng giá thuốc dịp Tết
Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản số 6069/SYT-NVD yêu cầu các đơn vị đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TTYT quận, huyện, thị xã chủ động lập kế hoạch đấu thầu, mua sắm, dự trữ thuốc, sẵn sàng cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác cấp cứu, phòng chống dịch.
Đặc biệt, các dịch bệnh xảy ra mùa Đông - Xuân như: sốt xuất huyết, cúm A, tay chân miệng, sởi, rubella, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa…) và nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Sở Y tế Hà Nội lưu ý các đơn vị không được để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác KCB cho Nhân dân, đảm bảo chất lượng và giá hợp lý.
Mặt khác, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu người đứng đầu các cơ sở KCB bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, KCB tại cơ sở KCB; phân công cán bộ chuyên trách trực 24/24 giờ để theo dõi, nắm bắt tình hình và đảm bảo cung ứng thuốc trong những ngày nghỉ Tết.
Cùng với đó, các nhà thuốc hoặc quầy thuốc trong khuôn viên bệnh viện cần tổ chức bán thuốc ban đêm; trực bán thuốc 24/24 giờ, không được đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Song song với đó, các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn TP chủ động kế hoạch dự trữ, cung ứng đủ thuốc phục vụ nhu cầu KCB của Nhân dân, cung ứng đủ thuốc theo đơn đặt hàng của các cơ sở KCB, không được đầu cơ hoặc lợi dụng dịp Tết để tăng giá thuốc.
Các doanh nghiệp kinh doanh có hệ thống bán lẻ thuốc cần tổ chức địa điểm trực bán thuốc 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết và gửi danh sách về Sở Y tế Hà Nội trước ngày 25/12/2024 để Sở Y tế công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, Phòng Y tế quận, huyện, thị xã chủ trì hoặc phối hợp với đơn vị liên quan tăng cường thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược, kinh doanh thuốc và mỹ phẩm với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Ngoài ra, các đơn vị, cơ sở chú trọng công tác phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành; các hành vi găm hàng, tăng giá… và xử lý nghiêm các trường hợp được phát hiện.
Báo Kinh tế & Đô thị
https://kinhtedothi.vn/ha-noi-yeu-cau-khong-duoc-dau-co-tang-gia-thuoc-dip-tet.html
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ha-noi-dam-bao-cung-ung-thuoc-trong-dip-tet-2025-403237.html
* Trẻ 7 tuổi được tiếp cận vaccine bạch hầu, uốn ván
Để tăng diện bao phủ vaccine phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, Bộ Y tế đã đưa lịch tiêm vaccine cho trẻ em lúc 7 tuổi vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Sau thời gian rà soát các trường hợp trẻ em 7 tuổi thuộc chương trình tiêm chủng bổ sung vaccine uốn ván, bạch hầu, thời điểm này, các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine cho trẻ.
Tại điểm tiêm trường tiểu học Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, qua rà soát có 86 trẻ trong độ tuổi tiêm bổ sung vaccine bạch hầu, uốn ván. Trong quá trình tiêm chủng, rất nhiều phụ huynh đã đồng hành cùng con.
Thực hiện chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được chọn là điểm tiêm. Qua rà soát, có khoảng 500 trẻ cần tiêm bổ sung trong đợt này, TTYT đã bố trí các dây tiêm trong khu vực trường học đảm bảo an toàn trong qua trình tiêm chủng.
Theo kế hoạch, tất cả 579 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố sẽ tổ chức tiêm. Các điểm tiêm tổ chức tại trạm y tế, trường học và các điểm tiêm chủng lưu động tùy thuộc tình hình địa phương. Mục tiêu đảm bảo trên 90% trẻ 7 tuổi đang sinh sống, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiêm chủng.
Hanoionline
https://hanoionline.vn/video/tre-7-tuoi-duoc-tiep-can-vaccine-bach-hau-uon-van-285890.htm
Nguồn tin: Sở Y tế Hà Nội:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn