Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh Sởi
Bệnh Sởi do virus sởi gây ra, lây lan qua: Các giọt bắn từ mũi, miệng khi người bệnh ho, hắt hơi và qua tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
Bệnh Sởi rất dễ lây lan: Một người mắc Sởi có thể lây nhiễm cho 12–18 người khác nếu chưa được bảo vệ.
Triệu chứng của bệnh Sởi thường diễn biến qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn khởi phát: Sốt cao liên tục, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ).
Giai đoạn phát ban: Xuất hiện các nốt ban đỏ từ mặt, lan xuống toàn thân, người mệt mỏi, chán ăn. Các nốt ban xuất hiện sau sốt 2-3 ngày.
Làm sao để phòng chống bệnh Sởi hiệu quả?
1. Tiêm vaccine là chìa khóa quan trọng để phòng chống bệnh Sởi: Đảm bảo trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccine Sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tê: Mũi 1 khi trẻ 9 tháng tuổi; Mũi 2 nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi. Người lớn chưa tiêm vaccine hoặc chưa mắc Sởi nên tiêm bổ sung để phòng bệnh.
2. Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sạch sẽ, thoáng mát.
3. Tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: Cách ly người bệnh trong 7-10 ngày kể từ khi phát ban; Tránh đến nơi đông người trong mùa dịch.
4. Dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng: Bổ sung vitamin A, các thực phẩm giàu dinh dưỡng để hỗ trợ hệ miễn dịch.
Hãy hành động vì sức khỏe của bạn và cộng đồng bằng cách: Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ; Nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh Sởi trong gia đình và cộng đồng; Khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng chống bệnh Sởi là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Hãy chung tay vì sức khỏe của bạn, gia đình và xã hội! Liên hệ ngay với trạm Y tế gần nhất để được hỗ trợ tư vấn khi có dấu hiệu mắc bệnh và tiêm phòng đầy đủ.
Nguồn tin: BS. Trần Thế Thiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn